logo
REVIEW>> NHU GIÁ
nhu-gia
Tìm truyện
Donate

NHU GIÁ

Designer:

AI_Cẩn Du

Độ dài: 48

Tình trạng: Hoàn edit

Lượt xem: 701

Giới thiệu:

Tin tức Định Bắc Vương Thích Nhung c hết trận truyền tới Trường An, Hằng đế nay đã đủ lông đủ cánh vui mừng khôn xiết, hắn đã hao tổn không biết bao nhiêu là tâm sức, cuối cùng cũng diệt trừ được mối họa lớn trong lòng.

“Mẫu hậu, ý chỉ của người thật hiệu quả, Định Bắc Vương đã trúng kế rồi.”

Thái hậu Trần Nhu ngất xỉu, mê man trên giường bệnh ba ngày, sau khi tỉnh lại thì đã nôn ra một ngụm máu nóng, nàng ngẩn ngơ nhớ lại năm ấy, khi tiên đế băng hà, nàng chỉ mới hai mươi ba tuổi, nàng dẫn theo hài tử năm tuổi, xung quanh nàng chỉ toàn là sói dữ, quan lại và quyền thần muốn phò tá con trai Tiêu Thục phi lên làm tân đế.

Thích Nhung dẫn mười vạn đại quân quay về Trường An, chàng cầm cây thương bạc trong tay, trên người mặc áo giáp đen sáng loáng, đứng trên đại điện lộng lẫy nguy nga.

Chàng nói:

“A Nhu, đừng sợ, ta sẽ bảo vệ nàng.”

Trần Nhu thuận lợi trở thành Thái hậu.

Định Bắc Vương Thích Nhung, cả đời chàng chinh chiến từ Nam ra Bắc, dụng binh như thần, vang danh khắp chốn, lập nên chiến công kéo dài qua nhiều thế hệ, hơn mười mấy năm qua, triều đại từng suy tàn mà nay đã được phục hưng và xây dựng lại một lần nữa, giờ đây, trời yên biển lặng, muôn người hân hoan ca múa mừng cảnh thái bình.

Chàng c hết ở tuổi ba mươi bảy, dưới gối không có con cái, cả đời chưa lập gia đình.

“Thích Nhung, ta thật lòng xin lỗi chàng.”

Trần Nhu ho ra từng ngụm máu, nàng chưa bao giờ ngờ được rằng, mình đã nuôi lớn một kẻ chỉ biết ăn cháo đá bát.

Ngay tại lúc đứng giữa ranh giới sống – c hết, đã không còn ai đến bảo vệ nàng nữa.

Nàng nghĩ, nàng đã nợ chàng quá nhiều.

Món tình cảm sâu nặng mà nàng đã nợ chàng cả một đời, đành phải… báo đền ở kiếp sau mà thôi.

***

Chưa đi qua cầu Nại Hà, chưa uống canh Mạnh Bà, khi tỉnh lại một lần nữa, Trần Nhu phát hiện, ấy thế mà mình đã được trở về năm mà nàng đến tuổi cập kê.

Trường An thuở đầu xuân, liễu rũ mình xanh ngắt, hoa đào nở đầy cành, thiếu nữ bẻ một chồi non cắm vào trong bình, khắp phòng tỏa ra hương thơm ngào ngạt, chàng thiếu niên mặc áo gấm cưỡi ngựa băng qua con phố dài, được ném hoa tặng suốt dọc đường chàng đi.

Nàng vẫn là thiếu nữ trong chốn khuê phòng.

Chàng là tiểu Hầu gia kiêu ngạo nhà bên.

Mà bây giờ, bọn họ… ghét nhau như chó với mèo.

***

Kiếp trước.

Định Bắc Vương Thích Nhung cả đời chinh chiến, trấn giữ vùng đất Tây Bắc, tái lập lại cảnh thịnh trị cho một triều đại đã suy tàn, cho muôn dân nhảy múa hoan ca, vui hưởng thái bình. Tiếng tăm chàng oanh tạc khắp tứ phương, ai nấy đều hết lòng tôn kính vị “chiến thần” có công danh hiển hách này.

Non nửa đời chàng đã chôn vùi ngoài sa trường. Cứ ngỡ là rồi sẽ có ngày chàng có thể buông chiếc thương bạc trong tay xuống, an vui hưởng niềm vui thú khi đã về già, nhưng rồi, cuối cùng, chàng đã vùi mình dưới lớp tuyết dày trắng xoá ngoài chiến trường.

Thích Nhung đã chẳng bao giờ có thể tỉnh lại được nữa.

Cung Đại Minh tường đỏ ngói xanh, giữa trời đông giá rét, nền tuyết buốt phủ kín cửa cung, tin cấp báo mà Thái hậu Trần Nhu vừa nhận được còn lạnh lẽo hơn cả chốn thâm cung giá lạnh này.

Tiểu Hầu gia kiêu ngạo ngày ấy, Định Bắc Vương xuất chúng bây giờ, đã chẳng thể trở về được nữa.

Cả đế quốc tiễn đưa một vị anh hùng vĩ đại. Dân chúng đã vĩnh viễn mất đi một vị tướng quân trấn giữ biên cương. Còn Trần Nhu, nàng không chỉ mất đi một người tri kỷ luôn sẵn lòng kề cạnh bảo vệ nàng, mà, kể từ khoảnh khắc nàng hay tin Thích Nhung đã bỏ mình ngoài biên cương, nàng đã mất hết tất cả mọi thứ thật rồi.

Thích Nhung vẫn chưa “thành gia lập thất”, dưới gối không con, bao năm qua, chàng chỉ một lòng chinh chiến. Chàng chẳng mong cầu danh lợi, cũng chẳng quyến luyến địa vị hay vinh phúc nơi thế gian này. Chàng chiến đấu chỉ vì một chữ “Nhu”, mà chữ “Nhu” này cũng chính là lý tưởng duy nhất tồn tại trong tâm tưởng của chàng tiểu Hầu gia kiêu ngạo ngày ấy.

Người ta tiếc thương cho cuộc đời một đấng đại trượng phu, thương thay khi chàng phải bỏ mạng dưới tay kẻ tiểu nhân. Còn Trần Nhu, Trần Nhu chỉ hận mình đã trao lầm niềm tin mà đẩy chàng vào cảnh vạn kiếp bất phục.

“Một nam nhân, cả đời chàng ấy, chỉ vì ra sức bảo vệ ngươi, vì ngươi mà từ bỏ giang sơn, từ bỏ ngai vàng, thậm chí, chàng còn cam tâm tình nguyện từ bỏ tính mạng…

… Nàng không thẹn với trời, không thẹn với đất, duy chỉ thẹn với chàng.

Thích Nhung tốt đẹp đến nhường ấy, hẳn là chàng nên có được một kết cục tốt đẹp hơn.

Mà, kết cục đó lại không cần phải có sự tồn tại của nàng.”

Nếu có kiếp sau thì thật tốt biết mấy…

Nếu có kiếp sau, nếu có kiếp sau…

Trần Nhu đã tự nói với lòng mình như thế rất nhiều lần trước lúc nàng khép mặt lại và chìm vào bóng tối.

Kiếp sau.

Trần Nhu choàng tỉnh thức khỏi một giấc mộng dài, khi nàng mở mắt ra thêm một lần nữa, thứ đợi chờ nàng không phải là chốn địa ngục tối tăm như nàng đã nghĩ, mà nơi đây là chốn khuê phòng vừa rất đỗi thân thương, vừa quá sức xa lạ.

Nàng đã được quay trở về là một thiếu nữ trong chốn khuê phòng.

Tuy rằng bây giờ Trần Nhu và vị tiểu Hầu gia kiêu ngạo nhà bên đang như đôi oan gia, lúc nào cũng ghét bỏ nhau, lúc nào cũng cãi nhau như chó với mèo, nhưng nàng lại thấy vô cùng hạnh phúc, vô cùng hạnh phúc khi đã được quay trở lại những năm tháng này.

Cầu được ước thấy cũng chỉ đơn giản là thế này, được vậy rồi thì có lẽ là nàng cũng chẳng mong cầu thêm điều gì nữa.

Trần Nhu không còn là vị Thái hậu tôn quý đứng trên vạn người như trong “giấc mộng” ấy nữa. Giờ đây, Trần Nhu đã chính là Trần Thất cô nương. Nàng là đích nữ Trần gia, là thiên kim duy nhất của Hữu tướng đương triều. Trần Nhu được ca tụng là đệ nhất mỹ nhân thành Trường An, dung mạo nàng xinh đẹp vô song, tựa như đóa mẫu đơn chớm nở, đẹp đến độ át hết đám hoa thơm cỏ lạ.

Nàng xinh đẹp đến nỗi, những ai đã từng gặp nàng đều phải thốt lên rằng, quả đúng là bực quốc sắc thiên hương. Trần Nhu nàng không chỉ là một giai nhân tuyệt sắc hiếm có, mà nàng còn vô cùng thông tuệ tài ba.

Một khúc “Định phong ba” của nàng đã danh chấn Trường An, và cũng đem đến những “cơn sóng” cho cuộc sống giản đơn của nàng.

Nàng đang cất giữ trong mình những thứ mà nàng chẳng biết gọi tên là gì.

Nói thứ đó là bí mật cũng đúng thôi, vì ngoài nàng ra, chẳng có một ai trên đời này biết rằng nàng từng sống qua một kiếp người – dẫu rằng kiếp người ấy đã khép lại trong bao tủi nhục.

Nói thứ đó là cơ hội mà trời cao ban cho nàng thì cũng chẳng có gì là sai cả, vì đâu phải ai cũng được sống lại một kiếp để nhìn nhận lại lỗi lầm của mình đâu.

Nói thứ đó là gánh nặng ư? Chẳng sai, mà cũng chẳng đúng. Vì Trần Nhu nàng đã biết quá nhiều thứ, không chỉ biết được số phận của những mà mình yêu thương, mà nàng còn thấy được tương lai tăm tối của đế quốc này, cảnh lầm than đau khổ của dân chúng khắp muôn nơi.

Mà nàng, nàng chỉ là một khuê nữ bé nhỏ sống trong chốn khuê phòng. Thứ mà nàng thông thạo là “cầm kỳ thi hoạ”, chứ không phải là “cung thương kiếm đao”. Nàng chẳng phải là một đấng trượng phu “đầu đội trời chân đạp đất”, chẳng có năng lực đâu để can ngăn cái tương lai mà chẳng ai mong muốn ấy.

Cũng vì tự nhận thức được sự bé nhỏ đó của chính mình, cũng vì biết quá nhiều điều, nên khi cái “tương lai” ấy đến ngày càng gần, nàng lại càng thấy sợ hãi, sợ hãi hơn bao giờ hết.

Nhưng, nếu đã được trao ban một cuộc sống mới, chắc chắn là Trần Nhu sẽ không bao giờ để cuộc sống này vuột mất, cũng sẽ không đánh mất những người mà nàng yêu thương như trước kia nữa.

Lần này nàng đã chẳng còn đơn độc nữa. Nàng quyết không đặt lầm niềm tin vào những kẻ bội ước ấy nữa. Giờ đây nàng vẫn còn có phụ thân, vẫn còn có ca ca Trần Trưng hết mực thương yêu, đặc biệt là cái kẻ kiêu ngạo mà lương thiện kia vẫn còn ở bên cạnh nàng, vẫn chưa bao giờ rời bỏ nàng mà đi.

“Nàng quên rồi, nhưng ta sẽ không quên.

Những lời mà nàng từng nói, ta sẽ vĩnh viễn khắc ghi trong lòng.”

Thích Nhung chưa bao giờ là một kẻ ăn chơi trác táng, chưa bao giờ là một kẻ tầm thường như người ta vẫn thường hay thấy. Ẩn sau cái vẻ chơi bời lêu lổng, coi trời bằng vung ấy chính là một trái tim hết sức ngay thẳng. Chàng vẫn luôn hướng lòng mình về một hoài bão hết sức lớn lao.

Người ta hay nói, trượng phu gánh vác đất trời, nam nhi chí tại bốn phương. Thích Nhung nên hoàn thành bá nghiệp đế vương khanh tướng của chàng. Trần Nhu nghĩ, chàng nên được bước lên đỉnh cao quyền thần, nên được đứng trong điện phủ vinh quang, dưới gối có trai gái cháu chắt, nên được lưu danh thiên cổ, vĩnh viễn đi vào trong sách sử.

Chàng nên bước lên đỉnh quang vinh, nên là ánh sáng sáng soi cho muôn dân, chứ không phải là sẽ c hết tức tưởi ngoài sa trường, chứ không phải là bỏ mình dưới quyền mưu của những kẻ tiểu nhân kia.

“Thích Nhung, chàng phải đặt ta lên trên con đường mà chàng đang đi.

Nếu phía trước là cầu độc mộc, ta sẽ cùng chàng qua cầu.

Chàng thắng, ta và chàng cùng chung vinh quang.

Chàng thua, ta và chàng cùng ngã vào vũng bùn.

Chàng c hết rồi, ta sẽ ở góa…”

Thế đạo vô thường, chẳng ai nói trước được chuyện sinh tử nơi sa trường. Chẳng ai biết đến chuyện họ đã từng thương yêu nhau, chẳng ai biết rằng họ đã từng hứa hẹn với nhau chuyện trọn đời. Nhưng trên con đường mà Thích Nhung đang đi, bóng dáng Trần Nhu vẫn luôn phủ dài rộng khắp.

Rồi sẽ có ngày, giấc mơ tươi đẹp về tương lai chẳng còn là “giấc mộng hão huyền nữa”. Vì giờ đây, họ đã đặt đối phương lên con đường mà họ sẽ đi, để bất cứ lúc nào họ quay đầu lại, thì đối phương vẫn luôn ở chốn ấy chờ đợi họ quay trở về.

“Nàng là tình trong tim.

… Tâm gắn kết, tình trong tim.”

____

Giải nghĩa tên truyện: Chữ “giá” có nghĩa là xuất giá, lấy chồng; “Nhu” là tên của nữ chính. Cái tên “Nhu giá” của truyện có nghĩa là Trần Nhu lấy chồng / Trần Nhu xuất giá.

“…”: Trích từ bản chuyển ngữ mà reviewer đã đọc: Táo - Team Allin

*Cover chỉ mang tính chất minh họa cho bài viết

BÌNH LUẬN